Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

BartPE (Boot USB & CD) làm sẵn đĩa cứu hộ, đánh tiếng Việt, lướt web, cả FBWF bảo vệ USB

Có thể bạn đã tải về trên mạng, khá nhiều công cụ CD autoboot\boot trong USB làm sẵn: đa số sau khi boot, chỉ cứu hộ đơn thuần, hoàn toàn không thể nào kết nối mạng, duyệt web được dù chúng có sẵn các trình duyệt web ngay trong ấy (quá thừa).

Các công cụ cứu hộ ấy, có thể kể như là BartPE in USB, MiniXP trên CD hay USB, ERCD 2005, Utility boot CD 13….

Còn đây, lại là một BartPE autoboot trong USB\CD: tất cả được làm sẵn hết cho bạn, hoàn toàn thật mới: đánh được tiếng Việt, lướt web, cả FBWF, rất nhỏ chỉ có 240MB.

Cây viết USB autoboot này cho phép bạn vừa cứu hộ máy tính, đánh văn bản tiếng Việt, vào mạng LAN, duyệt web bằng Opera 952 và Firefox 30 thoải mái không cần biết đến đĩa cứng làm gì.

Một khi vào mạng được quá dễ bằng cây viết USB của chính mình, mọi thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị lưu lại một tí gì trên máy khách: Như thế sẽ không hề sợ lộ, mất account premium khi dùng LAN ở internet công cộng, khi lỡ quên xoá user account của mình.

Dĩ nhiên, bạn thắc sẽ thắc mắc sao BartPE có gì khác với XPE? BartPE này thật đơn giản hơn XPE nhiều chỉ dành cứu hộc là chính, dù có đánh tiếng Việt nhờ bổ sung Geoshell , vào web được nhưng không thể nào đầy đủ, quá hay được như XPE nên chưa thể nào nối qua mạng wireless được.

Bù lại khiếm khuyết ấy, nó lại có khả năng trong laptop, boot vào BartPE desktop cực kỳ nhanh trong USB chỉ sau 10 giây, vào đến desktop của BartPE nhưng lại chậm hơn đến 2 phút với máy PC.

Tải về từ đâu:

1) Kích thước ISO này vào khoảng 240 MB, nén zip chỉ còn hơn 100MB. Bạn có thể tải về 3 files này từ link Rapidshare sau :

http://rapidshare.com/files/144530678/BartPEW2.zip

http://rapidshare.com/files/144532332/BartPEW2.z01

http://rapidshare.com/files/144552729/BartPEW2.z02

Làm ra cây viết USB bootable vào BartPE nối mạng:

2) Bung file zip đầu tiên, chúng sẽ nối lại thánh file zip BARTPEW2.zip, bung file zip thành BARTPEW2. ISO. Bạn dùng UltraISO 93, trích xuất ra 2 thư mục chính là I386 và Programs, với vài file boot nhỏ. Để chúng nằm chung trong một thư mục là BARTPEW2.

Bạn cần có công cụ làm cho cây viết USB có Pebuilder.ISO này tự boot được. Tải về từ

http://rapidshare.com/files/142712388/ToolsUSB1.zip

Bung file zip này ra.

3) Gắn cây viết USB vào cổng USB, click đôi vào file PEtoUSB.exe, nó nhận ra ngay cây viết USB ở đâu và bạn nên chỉ đường dẫn cho biết thư mục BARTPEW2 đang lưu nơi nào trong ổ cứng.

4) Tuỳ theo bạn muốn tạo ra cây viết bootable vào BartPE như thế nào: có thể chọn riêng nút kiểm chỉ chép file trong Files copy Options và Overwrite always để làm USB bootable.

Cần xoá nút kiểm format, quick format trong format options nếu bạn không muốn mất dữ liệu cũ trong cây viết USB.

5) Chờ độ 10 phút, chép mọi file xong bạn có thể có được cây viết USB bootable vào BartPE, ngoài cứu hộ còn nối mạng được ngay trong cây viết này.

Sử dụng cây viết USB này để cứu hộ laptop, nối mạng LAN, đánh tiếng Việt, dùng FBWF?:

1) Boot USB trong laptop sẽ cực nhanh chỉ cần 10 giây, là vào đến desktop BartPE.

2) Nên ấn ngay phím F2 hay F10 hoặc phím delete vào lúc mới khởi động vào BIOS chọn cho USBoot đầu tiên thay vì đĩa cứng trong Hard drive (ấn 2 phím Crtl+Enter đế liệt kê ra cả đĩa cứng và USB, ấn phím (+) để đưa cây viết USB lên đầu). Ấn tiếp phím F10 để save cấu hình. Reboot máy lại.

3) Ở thanh taskbar, dưới cùng màn hình ấn vào icon Penetcfg trái để mở giao diện khởi động Network configurator. Nó sẽ nhận ra card mạng trong máy từ 1-2 phút.
Xem ảnh lớn

Trong BartPE này, có sẵn 2 driver card mạng rất thông dụng cho PC và cả laptop, đó là Intel(R) PRO/100 VE Network Connection và Realtex RTL 8139/810x Fast EtherNet NIC.

Nếu PC hay laptop của bạn thuộc 2 card mạng trên, nó nhận ra sau một vài phút. Sau đó, chọn ở mục Net, bạn có thể chọn Opera 952 hay Firefox 30 lướt web thật thoải mái ngay trong USB này, y hệt như trong đĩa cứng máy tính.

Trái lại, nếu card mạng máy thuộc hàng hiếm 10o/o, bạn đành phải tự mình tìm các file INF, sys (driver), dll của card mạng máy tính (dùng Driver genius 80 tìm ra, chép các files này trong máy).

Sau dó, bạn thêm (add) chúng vào thư mục INF, driver và system 32 của thư mục minnt thôi và không còn cách nào khác.Phải đổi tên tất cả file này thành chữ hoa, dùng chữ thường là không được đấy.

4) Ngoài chuyện nối mạng được ngay trong USB, bạn vẫn dùng được cây viết này để cứu hộ máy tính bằng 2 công cụ xuất sắc mới nhất là Ghost 32.exe (11.5) hay phân vùng lại trong Win bằng Partition Magic 805.

Bạn còn có thể xem lại, xoá, phục hồi các file nào đó trong số hai Explorer nhỏ, gọn với A43 Explorer và ExplorerXP.

5) Đặc biệt nhất, phiên bản này bạn có thể đánh văn bản tíếng Việt với Geoshell tạo thanh công cụ taskbar nằm dưới cùng. bạn click vào icon Unikey, chọn cách đánh và mã tiếng Việt rồi chọn đóng lại. Giờ đây bạn có thể đánh tiếng Việt ở các trang web của Opera hay Firefox .

Lưu ý điểm quan trọng này, muốn đánh văn bản tiếng Việt ngay trong Ashampoo Office 2008 (Text maker 2008), bạn phải đóng hẵn Opera, mới mở TextMaker được do thiếu bộ nhớ trong BartPE.

Xem ảnh lớn
6) Ngoài ra, bạn có thể chọn kích thước RAM dùng cho FBFW (tương tự EWF) bảo vệ cây viết USB khỏi ghi chép quá nhiều: ấn vào icon thứ 3 FBWF ở taskbar, chọn vào 64 hay 18MB RAM cho FBWF( tuỳ theo RAM máy tính bạn 526 hay 1GB )

Làm đĩa CD autobootable vào BartPE nối được mạng:

1) Nếu máy tính bạn là PC, nên làm ra một đĩa CD autoboot vào BartPE sẽ nhanh hơn: chỉ mất độ 20 giây thay vì quá chậm đến 2 phút khi dùng USB boot trong PC.

Tuy vậy, nhận ra card mạng bằng PE Netcfg cũng không nhanh hơn hơn, bạn cũng phải chờ vài phút mới nhận ra, y như khi dùng USB.

Bạn tải về BARTPEW2. ZIP, bung file mày ra sẽ có file BARTPEW2.ISO. File ISO này đã làm sẵn tất cả giúp bạn vừa cứu hộ, nối mạng ngay trong CD nên chỉ cần dùng bất cứ chương trình ghi đĩa nào như Nero 8360 hay Winon CD 603 ghi ra CD dạng ISO này.

Đĩa làm ra này sẽ tự khởi động (autobootable) được nếu bạn ghi ra đĩa CD dạng ISO thật đúng cách (tránh nhầm với ghi dạng data, đây là file hình ảnh CD): Phải chọn Open, không phải dùng Add, tìm ra nơi lưu file hình ảnh CD là ISO.

Án phím Delete hay F2, hoặc F10 vào BIOS, chọn lại ổ CD-ROM là boot đầu tiên, trước cả đĩa cứng (HDD) và USB .

Án phím F10 lưu cấu hình, thoát ra. Reboot máy lại, để đĩa CD làm ra nhanh vào ổ CD-ROM.

Dù là BartPE trong USB hay CD, tất cả đều tự khởi động được: có khả năng tuyệt vời, là vừa cứu hộ được máy tính, đánh tiếng Việt trong Textmaker 2008 , FBWF bảo vệ USB và còn giup bạn du lãm thế giới web bằng 2 công cụ xuất sắc là Opera 952 và Firefox 30.

(theo xahoithongtin-Dương Minh Hoàng)